酷兔英语

Vietnamese translation

Title 话说饺子
Summary 你可能吃过饺子,包过饺子。但是,你知道饺子的历史吗?今天我们一起来听听和饺子有关的故事。
Content 你吃过中国的饺子吗?饺子有多种口味,猪肉馅儿的、羊肉馅儿的、西红柿馅儿的,你吃过哪种口味的呢?你对饺子和它背后的寓意了解多少呢?下面我们一起去认识一下这种中国传统食品吧。
饺子,又名水饺,是中国汉族的传统特色食品,尤其流行于中国的北方地区。俗话说"大寒小寒,吃饺子过年"。春节之际,一家人围坐在一起,吃一盘热腾腾的饺子,伴随着窗外噼啪作响的鞭炮声迎接新年,这是中国北方一直流传下来的过年习俗。
关于饺子的起源,流传着一个与医圣张仲景有关的故事。传说张仲景做长沙太守时,深受老百姓爱戴。他从长沙卸任的时候,恰好是二十四节气的"冬至"。当时天寒地冻,许多老百姓都染上了伤寒,耳朵也被冻坏了。张仲景的医术非常高明,心里又装着百姓,因此用一些羊肉和祛寒药材熬汤,并用面皮把切碎的羊肉包起来做成耳朵状的食物,分给老百姓吃。老百姓从冬至一直吃到过年,慢慢治好了伤寒。这种食物因为和耳朵的形状很像,就被叫做"饺耳",也称饺子。后来,为了纪念张仲景的大恩大德,在冬至和初一吃饺子的习俗也就慢慢形成了。
大年三十吃饺子还包含辞旧迎新的寓意。因为大年三十晚上十二点,是旧年结束,新年开始的时候,也就是俗称的"交子"。而饺子正与交子谐音,所以吃饺子也就象征着对于新一年美好生活的期望和祝愿。因此过年时北方地区的人民都吃饺子、放鞭炮、贴对联,辞旧岁,迎新年,在红红火火热气腾腾中开始新一年的生活。


   
Lesson Title:
BÀN VỀ SỦI CẢO

Lesson Summary:
Bạn có thể đã ăn qua sủi cảo, đã từng gói sủi cảo. Nhưng bạn có biết lịch sử của sủi cảo không? Hôm nay chúng ta hãy cùng nghe những câu chuyện về sủi cảo nhé.

Lesson Content:
Bạn đã ăn món sủi cảo của Trung Quốc chưa? Sủi cảo có rất nhiều vị khác nhau: nhân thịt heo, nhân thịt cừu, nhân cà chua, vậy bạn đã ăn được vị nào rồi? Bạn có hiểu ít nhiều gì về sủi cảo và những ngụ ý đằng sau món ăn này không? Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu một lát về món ăn truyền thống của Trung Quốc này nhé.

Sủi cảo còn được gọi là thủy cảo, đây là món ăn truyền thống đặc sắc của dân tộc Hán, đặc biệt nó lưu hành rộng rãi ở khu vực miền Bắc Trung Quốc. Tục ngữ có câu "Đại hàn tiểu hàn, ăn sủi cảo đón năm mới". Trong thời khắc năm mới tết đến, cả gia đình cùng ngồi quây quần bên nhau, cùng ăn một đĩa sủi cảo nóng hổi, cùng lúc ấy bên ngoài cửa sổ vọng vào tiếng pháo nổ lách tách đón mừng năm mới, đây chính là tập túc đón tết được lưu truyền từ bao đời nay ở miền Bắc Trung Quốc.

Khởi nguồn của món sủi cảo được lưu truyền cùng với câu chuyện liên quan đến thánh y Trương Trọng Cảnh. Tương truyền lúc Trương Trọng Cảnh làm Thái Thủ ở Trường Sa, ông đã nhận được sự yêu mến của dân chúng. Lúc ông từ chức ở Trường Sa, đúng lúc là tiết Đông Chí. Lúc ấy trời đất vô cùng lạnh giá, rất nhiều người dân đã bị nhiễm thương hàn, lỗ tai cũng bị đông cứng lại. Y thuật của Trương Trọng Cảnh vô cùng cao minh, trong lòng lại luôn nặng mối lo cho bách tính, vì thế ông đã dùng thịt cừu và các dược liệu chống hàn hầm canh, đồng thời dùng da bột gói thịt cừu đã băm nát lại thành hình dạng giống như lỗ tai và chia cho dân chúng ăn. Vậy là người dân ăn món này suốt từ Đông Chí cho đến năm mới, dần dần đã trị khỏi được thương hàn. Món ăn này vì có hình thù giống với lỗ tai, nên được gọi là "giảo nhỉ", cũng gọi là sủi cảo. Về sau, để tưởng nhớ đến đại ân đại đức của Trương Trọng Cảnh, tập tục ăn sủi cảo vào tiết Đông Chí và mùng một tết dần được hình thành.

Ba mươi tết ăn sủi cảo còn bao hàm ngụ ý từ biệt cái cũ đón mừng cái mới. Vì vậy mười hai giờ đêm ba mươi tết, là thời khắc khép lại năm cũ, bắt đầu năm mới, tục gọi là "giao tử". Mà sủi cảo và giao tử đọc cùng âm, cho nên ăn sủi cao cũng là tượng trưng cho sự kỳ vọng và chúc nguyện một năm mới tốt đẹp. Chính vì lẽ đó mà nhân dân ở miền Bắc Trung Quốc khi đón tết đều ăn sủi cảo, đốt pháo, dán câu đối, tạm biệt tuổi cũ, đón năm mới đến, bắt đầu cuộc sống trong một năm mới với bầu không khí hừng hực sắc đỏ.




: tuyendo   At 2/7/2012 9:55:00 AM